TRẺ BỊ SỐT, MẸ CẦN NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU NÀY!

Tình trạng bé bị sốt là điều mà sớm hay muộn mẹ cũng sẽ phải đối mặt khi nuôi con nhỏ. Việc phân biệt những dạng sốt khác nhau sẽ giúp mẹ đưa ra cách chăm bé hiệu quả nhất cho từng trường hợp.

Sốt mọc răng

Nhiều bé mọc răng kèm theo tình trạng sốt cao khiến mẹ vô cùng lo lắng. Kỳ thực, việc phân biệt giữa sốt mọc răng và sốt do nhiễm bệnh cũng không quá khó đâu mẹ ạ. Đối với sốt mọc răng, ở bé sẽ còn xuất hiện những biểu hiện khác như: Chảy nước dãi, thích gặm, cắn đồ chơi và ti mẹ.

 

Trẻ sốt mọc răng thường có những biểu hiện đi kèm
Lời khuyên cho mẹ: 

Lúc này, mẹ thử nhìn xem lợi bé có bị sưng đỏ, có vết trắng trắng của chiếc răng xinh sắp nhú ra không nhé. Thông thường, tình trạng sốt mọc răng cũng có thể đi cùng tiêu chảy, nên mẹ nhớ chuẩn bị sẵn một ít oresol để cho bé uống, đồng thời cho bé bú mẹ và uống nước thường xuyên cho đến khi cơn sốt rút lui nhé.
Sốt nhiễm siêu viCó rất nhiều loại siêu vi trùng khác nhau còn được gọi là virus khiến bé bị sốt. Sốt do nhiễm siêu vi thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Đa số các trường hợp đều có thể tự khỏi mà không cần phải dùng thuốc điều trị.

 

Trẻ sốt vi thường kéo dài từ 3-7 ngày
Lời khuyên cho mẹ: 

Khi chăm sóc bé bị sốt, mẹ nên lưu ý làm mát cơ thể, cho bé bú nhiều hoặc uống nước nhiều, đồng thời theo dõi mạch, nhịp thở và nhiệt độ của con để kịp thời xử lý những trường hợp nguy hiểm.
Sốt xuất huyếtTác nhân gây sốt xuất huyết cũng là một loại virus, nên căn bệnh này cũng có những dấu hiệu chung với các bệnh nhiễm virus khác: Sốt cao từ 3 đến 7 ngày, bé đau nhức, mệt mỏi toàn thân. Tuy nhiên, với căn bệnh này, bé sẽ còn có những biểu hiện đặc trưng như: Có các đốm xuất huyết xuất hiện dưới vùng da tay, đùi...; Chảy máu chân răng; Nôn ra máu; Đi tiêu phân màu đen...

 

Trẻ sốt xuất hiện các đốm màu đỏ trên da
Lời khuyên cho mẹ: 

Trong bất kỳ trường hợp nào, trẻ sẽ được xét nghiệm máu nếu sốt liên tục 3 ngày không hạ. Nếu xác định đúng là sốt xuất huyết, bé sẽ được giữ lại viện để theo dõi hoặc có thể được chăm sóc tại nhà. Mẹ lưu ý, biến chứng thường xảy ra ở những ngày sau, khi bệnh tưởng chừng sắp lui. Vì thế, mẹ nên theo dõi và chăm sóc con thật kỹ khi bé mắc bệnh nhé.
Viêm đường hô hấp

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng sốt cao ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bé bị viêm đường hô hấp, cơn sốt thường đi kèm ho, chảy mũi, khó thở, thở khò khè... Nhiều bé có thể tự khỏi. Tuy nhiên, không ít trường hợp viêm hô hấp trên có thể chuyển thành viêm đường hô hấp dưới và gây nguy hiểm khi bé bị viêm phổi, viêm phế quản mà không được chữa trị kịp thời.

 

Viêm hô hấp là một trong những nguyên nhân gây sốt cao ở trẻ
Lời khuyên cho mẹ: Trong trường hợp thấy con có những biểu hiện như: Ho liên tục, phải thở bằng miệng, khi thở lồng ngực bị co rút dữ dội, tiếng thở của bé rít từng hơi... mẹ nên gấp rút đưa con đến bệnh viện để được thăm khám nhé.
Những lưu ý chung khi chăm sóc bé bị sốt

Nếu chưa xác định được bé bị sốt vì nguyên nhân nào, mẹ vẫn có thể chăm sóc con an toàn với những bước dưới đây:

 

Sau 2-4 giờ mẹ cần đo nhiệt độ cho trẻ
-Thường xuyên đo nhiệt độ cho bé: Sau mỗi 2 – 4 giờ.

-Kiểm tra nhịp thở: Nếu bé 1-2 tháng tuổi thở trên 60 nhịp/phút, bé từ 2-12 tháng thở trên 50 nhịp/phút, trẻ từ 1-2 tuổi thở trên 40 nhịp/phút, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

-Không dùng thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt dưới 39 độ C.

-Chọn thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol là an toàn nhất cho trẻ nhỏ.

-Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm, quấn chăn dễ khiến con bị sốt cao hơn và co giật.

-Cho con bổ sung chất lỏng thường xuyên.

-Bé nên được ăn từng ít một, thức ăn loãng hơn bình thường.

-Khi bé bị co giật, mẹ không nên cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ.

-Trẻ bị sốt liên tục trên 3 ngày nên được xét nghiệm máu để xác định có bị sốt xuất huyết hay không. 

Nguồn: http://shee.vn/tre-bi-sot-me-can-nam-ro-nhung-dieu-nay!